Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

Canon phát hành phần mềm giúp người dùng sử dụng camera làm webcam để họp và học online

Trong đợt dịch COVID-19, phụ huynh thì phải ở nhà để làm việc qua mạng, các bạn nhỏ cũng phải chuyển qua học online. Nhiều người bỗng nhận ra chất lượng webcam của máy tính bàn hay laptop của mình quá tệ, hoặc nếu muốn sử dụng camera để làm webcam thì sẽ phải dùng thêm một bộ thu ảnh như Cam Link có giá bán lên tới 160 USD.

Canon phát hành phần mềm giúp người dùng sử dụng camera làm webcam để họp và học online - Ảnh 1.

Canon đã có giải pháp miễn phí để người dùng sử dụng máy ảnh của hãng làm webcam, đó là phần mềm  EOS Webcam Utility . Bạn chỉ cần cắm những dòng máy ảnh Canon được hỗ trợ vào máy tính bằng cổng USB, phiên dịch sau đó bật phần mềm này lên là bạn đã có chất lượng hình ảnh vượt trội so với những loại webcam trên thị trường rồi.

Vì sử dụng USB nên ta cũng không cần phải lo rằng dòng máy của mình có hỗ trợ chuyển hình ảnh qua HDMI hay không, điều mà nhiều dòng máy cảm biến APS-C của Canon còn thiếu sót. Yếu điểm duy nhất của phần mềm này đó là chỉ hỗ trợ Windows, nhưng Canon hứa rằng sẽ cập nhật cho các hệ điều hành khác trong thời gian sắp tới.

Canon phát hành phần mềm giúp người dùng sử dụng camera làm webcam để họp và học online - Ảnh 2.

Những dòng máy có thể sử dụng được với phần mềm EOS Webcam Utility

Tatsuro Kano, đại diện của Canon USA cho hay: "Trong thời gian khó khăn này, điều mà Canon cần làm đó là cung cấp tất cả những gì chúng tôi có để giúp cuộc sống của người dùng trở nên dễ dàng hơn. EOS Webcam Utility là giải pháp để những người dùng đã có máy ảnh Canon nhanh chóng có một thiết bị ghi hình chất lượng cao dành cho họp hành và học tập qua mạng."

Cách cài đặt và sử dụng độc giả có thể tham khảo thêm tại video:

Hướng dẫn dùng camera làm webcam bằng phần mềm EOS Webcam Utility

Ngừng hoạt động gần 50 năm trời, vệ tinh 'xác sống' của Mỹ bất ngờ được tìm thấy bởi nhà thiên văn học nghiệp dư

Theo thống kê, có tới hơn 2000 vệ tinh nhân tạo đang hoạt động trên quỹ đạo Trái Đất. Vào cuối vòng đời, phần lớn những vệ tinh này có kết cục khá giống nhau: Bị dừng hoạt động, trước khi bốc cháy hoàn toàn khi rơi trở lại Trái Đất.

Tuy nhiên, bạn có thể rất bất ngờ khi biết rằng có tới hàng nghìn vệ tinh đã hỏng nhưng vẫn lơ lửng đâu đó trên quỹ đạo. Người ta gọi đây là những vệ tinh ‘xác sống’ - không còn được sử dụng, nhưng cũng chưa chết hẳn.

Ngừng hoạt động gần 50 năm trời, vệ tinh xác sống của Mỹ bất ngờ được tìm thấy bởi nhà thiên văn học nghiệp dư - Ảnh 1.

Có tới hàng nghìn vệ tinh 'xác sống' vẫn đang bay quanh Trái Đất

" Hầu hết vệ tinh ‘xác sống’ là những vệ tinh không còn thuộc quyền kiểm soát của con người, hoặc đã hư hỏng ở mức độ nào đó ", Scott Tilley, một nhà thiên văn học nghiệp dư ở Canada cho biết.

Mặc dù không được đào tạo bài bản trong mảng thiên văn vũ trụ, Scott Tilley có niềm đam mê bất tận với công việc săn tìm những vệ tinh ‘xác sống’.

Vào năm 2018, Scott Tilley đã trở nên nổi tiếng khi tìm thấy tín hiệu từ IMAGE – một vệ tinh của NASA vốn đã ‘mất tích’ từ năm 2005. Được phóng lên hồi năm 2000, IMAGE có chức năng nghiên cứu cũng như theo dõi sự tác động của gió Mặt Trời tới từ quyển của Trái Đất. Với sự giúp đỡ của Tilley, NASA đã có thể thiết lập lại liên lạc với tàu thăm dò này sau 13 năm mất tín hiệu liên lạc.

Ngừng hoạt động gần 50 năm trời, vệ tinh xác sống của Mỹ bất ngờ được tìm thấy bởi nhà thiên văn học nghiệp dư - Ảnh 2.

Nhà thiên văn học nghiệp dư Scott Tilley

Sau thành công trên, Scott Tilley tiếp tục tìm kiếm công cuộc tìm kiếm những vệ tinh ‘xác sống’ có tuổi đời còn lâu hơn IMAGE.

" Vệ tinh ‘xác sống’ lâu đời nhất tôi từng thấy là Transit 5B-B. Nó được phóng lên quỹ đạo vào năm 1965 ", ông cho biết. Đây là một vệ tinh dẫn đường chạy bằng năng lượng hạt nhân của hải quân Mỹ. Nó hiện vẫn đang bay quanh Trái Đất ở quỹ đạo cực. Mặc dù đã bị ‘lãng quên’ từ lâu bởi những người vận hành, nhưng nhà thiên văn học nghiệp dư vẫn rất hứng thú với Transit 5B-B mỗi khi nó bay qua 2 vùng cực của Trái Đất.

Phát hiện vệ tinh xác sống ngừng hoạt động gần 50 năm

Gần đây nhất, Scott Tilley đã phát hiện tín hiệu từ một vệ tinh xác sống đã ngừng hoạt động được gần 50 năm, có tên gọi LES-5. Được chế tạo bởi Phòng thí nghiệm Lincoln của Viện Công nghệ Massachusetts, LES-5 được phóng lên quỹ đạo vào năm 1967 để thử nghiệm công nghệ truyền hình vệ tinh.

Vào năm 1972, LES-5 chính thức ngừng hoạt động và được điều khiển để đi vào ‘quỹ đạo nghĩa trang’, nằm ở độ cao 700-1.000km so với mặt nước biển. Đây là nơi ‘an nghỉ’ của các vệ tinh vào cuối vòng đời, nhằm tránh xảy ra va chạm với các vệ tinh vẫn đang hoạt động ở quỹ đạo thấp hơn.

Ngừng hoạt động gần 50 năm trời, vệ tinh xác sống của Mỹ bất ngờ được tìm thấy bởi nhà thiên văn học nghiệp dư - Ảnh 3.

Vệ tinh LES-5 trước khi được phóng lên quỹ đạo vào năm 1967

Mặc dù đã bị ‘lãng quên’ hàng chục năm nay, tuy nhiên theo Scott Tilley, các tấm pin năng lượng mặt trời của LES-5 vẫn có thể tạo ra điện, giúp hệ thống ăng ten của vệ tình này thu phát tín hiệu bình thường.

Được biết, trong quá trình tìm kiếm LES-5, Scott Tilley đã tìm thấy một bài báo ghi rõ tần số vô tuyến hiện được vệ tinh này sử dụng. Từ manh mối này, Scott Tilley quyết định tìm cách kết nối với ăng ten UHF của LES-5.

"Để thực hiện điều này, tôi phải lắp đặt ăng-ten, cũng như tìm kiếm các linh kiện, trang thiết bị cần thiết. Tất cả chúng cần có thời gian để thu thập và lắp ráp lại với nhau".

"Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là hệ thống thu phát tín hiệu của LES-5 vẫn còn hoạt động", ông cho biết. Thậm chí, nhà thiên văn học nghiệp dư này tin rằng rằng LES-5 vẫn có thể nhận được tín hiệu điều khiển từ mặt đất, biến nó trở thành vệ tinh lâu đời nhất vẫn còn hoạt động trên quỹ đạo địa tĩnh.

Về phía Viện Công nghệ Massachusetts – ‘cha đẻ’ của LES-5, đơn vị này vẫn đang thực hiện rất nhiều dự án tuyệt mật cho quân đội Mỹ. Tuy nhiên, khi được phiên dịch trang NPR liên lạc để hỏi việc liệu LES-5 liệu còn có thể nhận tín hiệu điều khiển hay không, đại diện của viện nghiên cứu đã từ chối trả lời. 

Thích làm designer mà dòng đời xô đẩy phải đi ship hàng, anh chàng chủ động thiết kế logo giúp khách và cái kết

Việc mua hàng online đã chẳng còn xa lạ gì với mọi người trong thời đại 4.0. Từ đồ ăn cho tới quần áo, thuốc thang, mỹ phẩm... đều có thể đặt mua trên mạng. Cũng chính từ đó mà xuất hiện không ít những tình huống bi hài. Bên cạnh những câu chuyện tiêu cực như bùng hàng, lừa đảo thì có vô vàn những tình huống ấm áp, dễ thương tới từ cả người bán, người mua và shipper.

Mới đây, trên một diễn đàn dành cho dân thiết kế, cậu bạn Nguyễn Khánh Vinh (Cần Thơ) đã chia sẻ tình huống thật như đùa mà mình gặp phải và nhận được sự quan tâm lớn từ cư dân mạng.

Cụ thể, anh chàng designer này kể về shipper "làm vì đam mê" rất đáng yêu mà mình mới gặp. "Đang bí ý tưởng thiết kế, ngồi suy nghĩ mãi không ra nên đặt cơm ăn. Anh shipper vào giao tận nơi xong còn chỉ mình thiết kế, rồi xong kêu để anh làm giùm luôn cho. Gửi qua phát khách ok luôn. Đúng là làm shipper vì đam mê!" - Vinh viết.

Thích làm designer mà dòng đời xô đẩy phải đi ship hàng, anh chàng chủ động thiết kế logo giúp khách và cái kết - Ảnh 1.

(Ảnh chụp màn hình)

Chia sẻ rõ hơn về tình huống này, Vinh cho biết, ngày hôm nay có ra quán phiên dịch cà phê ngồi làm việc. Khoảng 11h đang thiết kế logo cho khách mà bị bí ý tưởng, lại đói bụng nên Vinh tạm dừng, đặt cơm qua ứng dụng.

Khi anh chàng shipper tới dở việc nên Vinh có nhờ mang thẳng vào quán giúp: "Lúc anh shipper tới thì mình nói: Em ngồi ở trong quán, mặc áo màu đỏ. Anh vô đưa giúp em với, em không tiện ra ngoài. Vậy nên là ảnh vào quán đưa giúp mình phần cơm".

Nào ngờ gặp đúng dân trong ngành, anh shipper chủ động bắt chuyện với Vinh: "Em đang làm logo à? Cần giúp không?".

Thích làm designer mà dòng đời xô đẩy phải đi ship hàng, anh chàng chủ động thiết kế logo giúp khách và cái kết - Ảnh 2.

Anh shipper miệt mài thiết kế giúp khách quên luôn cả việc đi giao hàng.

"Mình vốn tưởng ảnh nói đùa, có nói em đang bí ý tưởng quá anh ơi! Vậy là ảnh nói để anh làm cho. Và mình xích qua một bên để anh làm. Khi xong logo gửi khách thì khách chỉ kêu chỉnh sửa 1 chút xíu là nhận luôn chứ không phải làm gì nhiều" - Vinh kể về tình huống khó ngờ mà mình mới gặp phải.

Thích làm designer mà dòng đời xô đẩy phải đi ship hàng, anh chàng chủ động thiết kế logo giúp khách và cái kết - Ảnh 3.

Sau khi được anh shipper làm giúp logo khiến khách hoàn toàn ưng ý, Vinh có xin số điện thoại và ngỏ ý muốn gửi 1 chút tiền. Tuy nhiên, anh chàng shipper một lần nữa thể hiện sự đáng yêu khi nhất quyết không nhận, và hẹn đi cà phê sau vì giờ... bận đi làm. 

"Anh ấy tên Thắng cũng làm designer. Tuy nhiên mùa này đang thất nghiệp nên ảnh đi giao hàng kiếm thêm. Mình cảm ơn anh ấy, có đề nghị gửi ít tiền nhưng anh ấy nhất định không nhận, nói là làm vì đam mê thôi. Hôm nào anh rảnh thì anh em đi cà phê sau".

Câu chuyện hy hữu này sau khi chia sẻ đã nhận về sự quan tâm lớn của cư dân mạng. Nhiều người hài hước bình luận: "Đúng thật là làm vì đam mê", "Chuyện thật như đùa ấy", "Cái logo cũng đáng yêu ghê", "Mải thiết kế quên luôn cả nhiệm vụ", "Khi bạn thích làm designer mà dòng đời xô đẩy phải đi làm shipper quá đúng trong trường hợp này"...

Ngoài ra dân mạng cũng không quên chia sẻ về những anh shipper dễ thương mà mình được gặp. Hiện tại câu chuyện vẫn đang thu hút sự chú ý cực lớn của cộng đồng mạng.

Preview Những Ngày Không Quên tập 20: Phương Oanh bị trai lạ rượt đuổi, kịch bản Quỳnh Búp Bê lại tái diễn hay sao?

Từ Quỳnh Búp Bê , Cô Gái Nhà Người Ta cho đến Những Ngày Không Quên , "gái quê" Phương Oanh vẫn chưa bao giờ hết khổ hạnh. Các nhân vật mà cô thủ vai dường như đang bị "dính lời nguyền" nên nếu không bị đánh đập thì cũng bị cướp bóc, làm nhục, chẳng có vai nào được hạnh phúc cho ra hồn cả. Tiếp nối tấn bi kịch ê chề đó, trong preview tập 20 của Những Ngày Không Quên, cô giáo Uyên (Phương Oanh) lại bị một đám thanh niên lạ mặt rượt đuổi, bắt cóc. Khả năng cao thủ phạm chính là Cường ( Trọng Lân ) - người đàn ông từng làm trò đồi bại để ép Uyên cưới mình.

Cường - kẻ đang bị công an truy nã, là nghi phạm hàng đầu chủ mưu bắt cóc Uyên

Nguy hiểm hơn là khi những kẻ lạ mặt có dùng súng

Cũng trong preview tập 20 của Những Ngày Không Quên, Thư ( Bảo Thanh ) và cô Xuyến lại xảy ra tranh cãi. Chuyện là Thư có cảnh báo cô Xuyến về mối nguy hại của những chai nước rửa tay giả mà cô Xuyến bày bán phiên dịch trong cửa hàng, nhưng vì tưởng Thư đang đặt điều với mình nên cô Xuyến tỏ ra vô cùng tức giận.

"Cô tin cháu đi, chính cháu đã chứng kiến người ta sản xuất những chai nước này như thế nào, nên cô đừng bán mặt hàng này nữa, sẽ gây hại cho mọi người đó!"

"Cô đã mệt vì covid lắm rồi, đừng khiến cô mệt thêm vì "cô Thư đặt điều" nữa!"

Đón xem những tập tiếp theo của Những Ngày Không Quên, phát sóng lúc 21h từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên VTV1.

Báo Úc lý giải "kết quả phi thường" của Việt Nam trong chống dịch Covid-19

Bài viết có tựa đề "Việt Nam không có ca nhiễm mới trong 12 ngày. Tại sao?" đã được đăng tải trên tờ Sydney Morning Herald của Úc hôm 29-4.

Theo báo Sydney Morning Herald, Việt Nam đã thực hiện một loạt biện pháp sâu rộng giúp làm chậm đáng kể khả năng lây lan của virus SARS-CoV-2. Trong khi một số nước Đông Nam Á như Singapore và Malaysia tận hưởng thành công bước đầu trong kiểm soát đại dịch trước khi bị ảnh hưởng bởi làn sóng thứ 2 thì Việt Nam đã giữ tỉ lệ lây nhiễm Covid-19 ở mức rất thấp.

Cụ thể, Việt Nam đã thực hiện các quy định nghiêm ngặt như tạm ngưng lễ hội tôn giáo, sự kiện thể thao và đóng cửa các cơ sở làm đẹp, massage, quán bar và khu vui chơi giải trí.

Một lý do khác giúp Việt Nam thành công trong việc giữ tỉ lệ lây lan dịch bệnh Covid-19 ở mức thấp là nhờ vào tiến hành 133.000 xét nghiệm. Đây là một trong những con số cao nhất trong khu vực, theo website theo dõi Covid-19 của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế có trụ sở tại Mỹ.

Báo Úc lý giải kết quả phi thường của Việt Nam trong chống dịch Covid-19  - Ảnh 1.

Báo Sydney Morning Herald của Úc hôm 29-4 đăng tải bài viết lý giải kết quả phi thường của Việt Nam trong phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: Luong Thai Linh/EPA

Ngoài ra, việc tụ tập trên 20 người ở nơi công cộng cũng bị cấm, đồng thời, chính phủ tạm ngưng nhập cảnh với tất cả người nước ngoài từ ngày 22-3 và tăng cường biện pháp liên lạc theo dõi và cách ly.

Báo Sydney Morning phiên dịch Herald cũng đánh giá chính phủ Việt Nam đã hành động nhanh chóng với sự hỗ trợ từ lực lượng quân đội và cảnh sát giúp ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Việt Nam được ghi nhận vào hồi tháng 1 nhưng sau 4 tháng, số ca nhiễm giữ ở mức 270 ca. Đến nay (ngày 30-4), sau hơn 13 ngày liên tiếp, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới nào và không có người tử vong vì dịch bệnh.